Lý Đông A, chiến sĩ điển hình muôn thuở của dân tộc Đại Việt

Lý Đông A, chiến sĩ điển hình muôn thuở của dân tộc Đại Việt

Anh Hợp (1)

 

Lý Đông A lên Hoà Bình với tâm trạng “Kinh Kha nhập Tần…” hoặc như Jésus vác thập tự trèo lên núi Sọ.

“Sao được tráng sĩ vài ngàn muôn
Cùng ta dong duổi khắp doanh hoàn
Lập lại non sông xưa Bách Việt
Dựng nên thế giới mới Duy Dân
Chèo sang một bến cực lạc
Vớt lấy năm bể trầm luân
Làm tròn giấc mộng tiền sinh ấy
Trở lại non sâu nhập niết bàn”.
(Hứng Ngâm – Lý Đông A)

Lời tác giả: Bài này cũng như nhiều bài khác, (…) (2) đứng trên lập trường khảo cứu của nhà văn. Chữ (…) cốt để chỉ một nhân vật đã từng được tiếp xúc thân mật với Lý Đông A, tuy không ở đảng Duy Dân.

Vì muốn bài viết sống động, tác giả ghi chữ (…) thay tên thật.

——————————————————————

Cuối muà Xuân năm Bính Tuất (1946), Lý Đông A đi một mình về làng tôi, tôi cảm thấy hình như Lý có mang tâm sự gì u uất lắm, tuy anh vẫn cười nói như thường.

Chiều hôm ấy, giữa lúc chúng tôi đang ngồi bàn thiên hạ sự đột nhiên Lý nhìn rặng núi Tản Viên xa xa, chìm trong làn mây trắng thở dài, sau một hồi im lặng Lý hỏi tôi:

  • Anh nghĩ thế nào nếu Hiệp ước sơ bộ 6-3 của Hồ Chí Minh ký với Sainteny?

Tôi cười:

  • Nó chỉ là kế hoãn binh của cả hai bên để rồi lừa miếng hất nhau.

Chợt nhớ đến một “bí mật quân sự” tôi trổ ra để cược Lý:


(1) Câu chuyện của tác giả Anh Hợp được đăng trên báo Sóng Thần, xuất bản năm 1974 tại Sài Gòn.
(2) Những chỗ ba chấm (…) đứng rời một mình là những nơi bị nhoè, không còn đọc được.

—————————————————————

  • (…) Họ Hồ cùng bọn Võ Nguyên Giáp, Vũ Hồng Khanh đã cúi đầu ký kết cho quân Pháp vào Bắc Việt đúng ngày 6-3, có lẽ cả tụi họ chẳng hiểu gì về ngày đó quan hệ cho quân đội viễn chinh như thế nào.

Lý cười hỏi tôi:

  • Vậy thì anh thấy điều quan hệ ấy ra sao?

Được thể, tôi lên mặt nghiêm trọng:

  • Anh biết không? Trừ ngày ấy, không bao giờ Pháp có thể đổ bộ trực tiếp lên cảng Hải Phòng.

Lý Đông A làm bộ ngạc nhiên:

  • Ghê gớm thế cơ à? Tại sao vậy? Tôi đắc chí, phách lối:
  • Làm chính trị mà không có sự hiểu biết thật sâu rộng thì nguy hiểm quá… Cả quốc gia, dân tộc bị thiệt hại, khốn khổ vì cái ngu tối của họ.

Tôi rút bút máy, vẽ phác hình thể duyên hải Bắc Kỳ rồi lên lớp:

  • Cảng Hải Phòng đối với sự tiến bộ của khoa hàng hải hiện đại thì không dám mang danh Hải Cảng của “bao lơn” Đông Nam Á nữa. Bao nhiêu là bất tiện về địa hình địa vật. Riêng điểm này đã vứt đi rồi: mực nước của nó không đủ sâu để các thương hạm, chiến hạm hạng nặng cập bến, đặc biệt một điều là suốt cả năm trời chỉ có ngày 6-3 nước thuỷ triều dâng cao tột độ, những hải hạm nặng hàng chục ngàn tấn có thể vào được dễ dàng. Bước sang ngày 7 thì nước lại rút dần xuống mực thường. Nếu bọn Hồ đừng vội nhượng bộ, tụi Pháp phải vất vả tốn nhiều xương máu lắm mới đặt chân được lên giải đất xứ này.

Lý Đông A lục cặp rút ra một mảnh giấy mỏng như giấy cuốn thuốc lá, chữ viết nhỏ li ti: Dịch bản mật điện của Tướng Leclerc, Tổng Chỉ huy Quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương gửi Thiếu Tá Sainteny, Ủy viên Cộng Hòa Pháp Quốc tại Bắc Bộ.

“Tổng Tư lệnh lực lương Hải, Lục, Không quân của Pháp Quốc ở Thái Bình Dương, yêu cầu ông Ủy viên Sainteny hãy vì quyền lợi tối cao của nước Pháp mà ký kết cho xong thoả ước với chính phủ Hồ Chí Minh để quân Pháp vào Bắc Việt với bất cứ giá nào để thay thế quân đội trú phòng Trung Hoa.

Lý do: 6-3-1946 nếu quân Pháp không đặt chân lên đất Hải Phòng thì ít ra phải đúng 365 ngày nữa hạm đội Thái Bình Dương của Đại Pháp mới lại tiến vào cảng đó, nếu không muốn nói là không bao giờ. Ký tên…”

Thấy tôi có vẻ cụt hứng, Lý vỗ vai tôi, giải thích:

  • Cái này là của một đồng chí Duy Dân nằm ngay trong địch. Tôi nghĩ có lẽ họ Hồ có biết điều đó. Nhưng họ không quan niệm về quốc gia, dân tộc như chúng mình đâu. Về quân sự, ý kiến chúng lại càng khác nữa. Chúng sẵn sàng phá hoại, tàn sát hết cả dân lẫn nước Tàu hay Tây chiếm nước, chúng chẳng cần. Miễn sao bọn Đệ Tam của chúng được sống còn là đủ. Có trí nhớ như anh hẳn chưa quên vụ Nga Sô ký hiệp ước với Đức Quốc Xã.
  • Ờ hờ! Bậy thật. Lúa mì, dầu hoả, quặng mỏ, bao nhiêu thứ cần thiết cho kỹ nghệ chiến tranh, Nga Sô đều cung cấp hơn cả con số mà Hitler đòi hỏi.
  • Ấy thế đó mà đảng Cộng sản Pháp đã ca tụng mãi hiệp ước Staline-Hitler. Vì thế, khi Hitler xâm lăng Pháp, tụi Therez-Duclos đã phát động phong trào hợp tác với địch.

Tôi tiếp:

  • Khi Đức tấn công Nga thì bọn chúng lại hô hào chống Pétain cùng phát xít.
  • Nếu vậy anh còn lạ gì châm ngôn: “Phương tiện nào cũng tốt cả, miễn là hữu ích cho ta” của Lénine. Đã biết rõ bọn chúng như thế ta phải liệu cách đối phó.

Nói tới đây hai tay anh nắm chặt, mắt rực sáng như nảy lửa, miệng mím chặt, quai hàm như bạnh nở. Tuy chưa được gần Lý nhiều, tôi biết rõ đặc tính con người của anh lắm. Thường thường anh hiền hoà, mềm dịu, yêu thương tất cả mọi người, nhưng khi bàn đến đại sự anh lại tỏ ra rất cứng cỏi, sẵn sàng đổ máu, sẵn sàng hy sinh.

Để mặc anh ngồi mơ mộng, tôi lửng ra vườn, bỗng nhiên chị vú gọi tôi:

  • Cậu lên cụ gọi hỏi.

Tôi vội chạy lên gác chỗ thầy u tôi ở.

U tôi hỏi:

  • Nhà cậu đến chơi với mày tên gì, quê quán ở đâu?
  • Dạ anh ấy tên Nguyễn Hữu Thanh, quê tại đất Yên Tập-Hà Nam, bố mẹ cũng làm ruộng như nhà ta.

U tôi vẫn thường dậy tôi về lý số, bà nhắc lại nguyên tắc của Ma Y Thần Tướng:

  • Giao du kết bạn phải tìm những người như thế mới được.

Tóc đơn (?) thưa thớt mà dài,
Phương viên diện mạo là trai anh hùng.

Tôi im lặng ngẫm nghĩ về tướng Lý, u tôi tiếp:

  • Tao vẫn ngồi gác bên này, trông qua cửa sổ sang sân nhà mày để xem bạn mày ra sao. Cậu này được lắm.

Đoạn u tôi ngâm tiếp:

Đi như nước chảy quan sang anh hùng…
…Ngồi như núi mọc vững bền.

U tôi trỏ tay xuống dưới sân nói:

  • Tướng đi ấy là tướng Nguyễn Huệ. Cậu Thanh này được tướng đi đúng như thế!
  • Tướng ngồi đó chỉ có vua Chu Văn Vương và Hạng Võ. Cậu Thanh này còn được cả tướng ngồi nữa.

Tôi đâm cãi bứa:

  • Con đi còn nhanh hơn anh ấy nhiều.

Bà cụ phát cáu chửi luôn:

  • Mẹ mày… uổng công bà dậy, cái đi nhanh của mày là tối kỵ!
  • Mày sống lâu được…

U tôi ngừng lại hỏi:

  • Có biết gì không?

Tôi không đáp. U tôi giảng thêm:

  • Cứ nhìn hình thù thấy rõ không thể sống lâu được mà lại ngu đần, nghèo đói nữa. Chỉ riêng tao mới biết, còn thì bao nhiêu thầy tướng đời nay lầm chết.
  • Mày được tướng nằm chữa được hết mọi cái xấu.

“Nằm như cung cuốn một bên nghiêng vào…”

Thầy tôi cắt đứt câu truyện tướng số:

  • Thôi! Mày mời cậu Thanh lên tao bảo ngay cái này, cần lắm.

Khi gặp Lý Đông A, thầy tôi đưa anh một quyển sách chữ nho chép tay, đóng bìa cây và ân cần nói:

  • Tôi trao tặng cậu! cuốn kỳ thư để mà hành đại sự. Đúng là quý vật đợi quý nhân. Nhà tôi có hai bộ sách (…) truyền lại. Một là tập Bạch Vân Sấm của Trạng Trình, hai là bộ An Nam đại địa của (…) (quan thái thú nhà đường cầm quyền cai trị nước ta cách đây 11 thế kỷ). Chúng tôi vốn dòng họ Phạm, không hiểu duyên cớ nào mà lại có được “của lạ” ấy. Vì cả hai bộ sách đều thuộc vào loại “bí truyền” chứ nó không phải là những quyển sao lại của mọi người khác. Trong sách ấy cũng chỉ ghi là đời nọ truyền đời kia coi như (…) Nhưng nếu con cháu không đủ tài đức thì không dám truyền dạy bừa bãi, bởi dùng không đúng chỗ nó sẽ làm tan nát cả một thế hệ. Hồi Pháp khủng bố triệt hạ vùng Kiến An, Cổ Am không biết phải lũ chó săn khuyển nho mách bảo không mà chúng đặc biệt chú ý đến sách Sấm Trạng Trình. Chúng khám thấy nhà nào ghi chép một vài bài thôi là cũng đủ để chúng xích tay gia chủ đưa đi biệt tích. Ông tôi sợ quá đốt mất cả bộ Bạch Vân Sấm ký. Bấy giờ tôi đang làm thư ký cho hiệu cao của Tàu nên đem dấu diếm được bộ này.

Lý Đông A khiêm tốn nâng sách trả lại:

  • Nếu thế chúng cháu đâu dám lạm nhận. Anh H (…) đây cũng là bậc thông minh hiếm có, xin cụ trao cho anh.
  • Cậu đừng khách sá Nó không đủ chữ để đọc sách này. Ví thử nó hiểu nổi tôi cũng không dám giao. (…) nhà tôi chưa đủ phúc đức, vả lại tính nó nhẹ dạ, kiêu căng. Hơn nữa gia phả có viết rằng:

“Báu vật thuộc về tinh thần không giống như ngọc vàng, đừng ích kỷ giữ làm của riêng. Bao giờ gặp được người xứng đáng thì phải trao cho người ta”.

Lý Đông A mỉm cười:

  • Làm sao đo được mức xứng đáng?
  • Được lắm chứ, có điều nó không phải vật sờ sờ trước mắt ai cũng thấy đượ Điều kiện cần thiết là người đó phải Đế chí Đế đức (mưu đồ đại sự, đánh Đông dẹp Bắc cốt vì thiên hạ nhân dân chứ không phải do tham vọng cá nhân. Trí, tài nếu không hơn ít ra cũng phải ngang với Cao Vương – tác giả).

Thầy u tôi ép mãi Lý Đông A mới nhận sách. Khi tôi rủ Lý cáo lui, bỗng thầy tôi gọi:

  • Này cậu, tôi quên mất điều này, cậu nên tìm đọc bộ Thái Ất Thần Kinh nữa, chính cụ Trạng Trình nhờ bộ này mà tìm hiểu thiên cơ.
  • Thưa cụ biết tìm đâu ra bây giờ?
  • Cậu giao dịch nhiều trong giới sinh viên trí thức may ra có cơ tìm đượ Tôi xin mách chỗ tìm: một danh gia họ Trần vùng Nam Định. Dòng họ này được ngôi đất lớn ăn bền nên đã nhiều đời họ xuất thân bằng khoa bảng. Vào thời Gia Long, họ Trần có một người được làm Chánh sứ sang Tàu. Vốn là bực túc nho nên ông ta được nhiều quan to của Thanh triều quý mến, họ tặng ông rất nhiều cổ thư, cổ vật để làm kỷ niệm. Trong số đó có một bức tranh do chính tay vị Trạng nguyên học giả, kiêm thi sĩ đã soạn ra Tam Tự Kinh vẽ và bộ Thái Ất Thần Kinh. Như tôi biết hình như sách ấy cũng để chờ minh chủ, vì mặc dù danh nho nhưng họ Trần cũng không ai đọc nổi.

Lý Đông A vui vẻ chắp tay:

  • Đa tạ cụ đã mách bảo, cháu nhớ rồi.
  • Ai thế? Anh có quen họ à?
  • Chỗ đi lại thân thiết mà.

Người thừa kế chính của họ Trần lúc ấy là anh Đạm. Trần Đình Đạm đấy mà (anh Đạm hiện giờ viết báo trong này với bút hiệu Trần Thanh Đạm, những chuyện dịch Liêu Trai hoặc văn thi phẩm của Tàu cùng những bài bàn về khảo cổ v.v… vẫn thường đăng trên nhật báo Tiếng Vang và nhiều tạp chí khác, dưới bút hiệu Trần Thanh Đạm chính là Đạm mà Lý Đông A đang nói).

Xuống hết cầu thang, Lý bảo tôi:

  • Mai nhất định đi Nam Định nhé.
  • Tán thành. Tôi xin theo ông.

Đột nhiên nhớ đến mấy câu thơ của Lý Đông A, tôi chỉ tay vào quyển địa lý ngâm nga:

“Đại địa ngàn xưa không huyệt táng
Đan Thanh một điểm tự không thần”.

Tôi gọi người nhà thắp đèn, Lý gạt đi:

  • Định làm gì?
  • Để anh đọc sách.

Giọng Lý trở nên lạ lùng, khó hiểu:

  • Tôi sẽ đọ Nhưng chúng ta “sau đây rồi nữa chỉ là chiêm bao”.

Lý vào đề trước:

  • Trở lại câu chuyện hồi nãy. Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản đã rước Pháp vào Bắc bộ để đi đến đâu?

Tôi cáu kỉnh:

  • Cái lũ mang tâm trạng của triều đình Tự Đức. Bọn chúng thỏa hiệp với địch để giữ vững quyền lợi riêng tư. Truyện “giả đò diệt Quắc” từ thời Xuân Thu Chiến Quốc vẫn cứ được lịch sử nhắc lại mã Ca dao của ta có nhắc lại bài học muôn đời của nhân loại:

Một nhà hai chủ không hoà,
Hai vua một nước ắt là chẳng yên”.

Tụi Cộng sản Đệ Tam và phản động Pháp phải cắn xé nhau để tranh miếng thịt VN.

  • Cộng hay Pháp kẻ nào sẽ thắng?
  • Tụi Việt Minh chỉ bịp bợm để nắm chính quyền. Chắc vài tuần lễ thì chúng nó tan rã, nếu bị Pháp tấn công. Hãy trông lại Nam bộ làm gương. Chúng – bè lũ Cộng sản miền Bắc phỉnh phơ “Bảo vệ thành đồng Tổ Quốc”, rồi quyên tiền, quyên gạo, mộ lính đưa vào Nam chiến đấu ủng hộ đồng bào Nam bộ. Tiền gạo chúng sơi hết. Lính vào quá Trung đã vội quay về. Bao nhiêu chiến sĩ miền Nam bỏ mạng vì chờ đợi chúng tiếp viện.
  • Đúng, chúng sẽ quật nhau, nhưng họ Hồ không thua đâu. Như ta đã thấy từ khi tác chiến Nam Bộ đến giờ, tại bất kỳ địa phương nào bọn VM cũng chỉ làm lấy tiếng. Khi cần phải chiến đấu chúng dụ Dân Quân, Tự Vệ ra làm bia đỡ đạn. Trừ khi gặp trường hợp bất đắc dĩ, có bao giờ chúng để lực lượng chính quy tham chiến.

Anh phải nhớ chúng thuộc một tổ chức quốc tế, rất dầy kinh nghiệm từ 50 năm nay, cả về quân sự lẫn chính trị. Đức Quốc Xã mạnh hơn Nga Sô cả 10 lần mà phải bại cũng vì mắc phải chiến thuật “Cá ngựa” của Nga Sô. Anh có biết chiến thuật đó thế nào không?

  • Bọn họ tiêu thổ, rút lui chờ mùa đông lạnh giá chứ gì?
  • Không đúng hẳn thế. Mấy điều vừa kể chỉ là phụ thê Điểm chính là kế hoạch của Tôn Võ Tử truyền lại. Tôn Tẫn đã đem dùng trong một cuộc thi ngựa. Hồi đó, Tôn Tẫn – cháu chắt dòng chính của Tôn Võ Tử – vẫn tựa nương tại dinh quan Tướng Quốc họ Điền. Thấy sắp đến ngày Tết mà Tướng Quốc buồn rời rợi, Tôn Tẫn bèn hỏi căn do. Điền Tướng Quốc phàn nàn rằng:

Lệ nước Tề tôi, cứ mỗi đầu xuân thì có một cuộc đua ngựa để khuyến khích việc võ bị. Từ vua đến các quan đều phải đưa ngựa ra chạy thi và cá tới hàng ngàn vàng mỗi đợt. Người nào thua cuộc chẳng những mất tiền lại còn bị phạt uống ba chén rượu. Mấy năm nay, chuồng ngựa của vua kén được những giống tuyệt hay, nên kỳ đua nào [tôi] cũng bị thua. Mất tiền thì không đáng kể nhưng phải chịu cái nhục các bạn đồng liêu chê cười.

Tôn Tẫn cười, đáp:

  • Tưởng gì. Việc đó tôi có thể giúp đỡ ngài thắng giải năm nay.

Tướng Quốc thở dài:

  • Dẫu tiên sinh giỏi đến đâu cũng không sao chuyển tình thế được. Mai ngày đã tới ngày thi rồi, làm sao mà tìm mua kịp được.
  • Không phải tìm chọn đâu hết. Cứ ngựa trong chuồng ngài cũng đủ sức thắng rồi.

Tôn Tẫn vạch ngay cách tính cho Tướng Quốc hay:

  • Đợt đầu, Tướng Quốc cá 1.000 lạng vàng. Nhà vua đưa ngựa hạng nhất ra thì Tướng Quốc cho đem ngựa hạng ba ra đấu. Dĩ nhiên ngài thu Đợt nhì, Tướng Quốc tỏ vẻ cay cú đánh cược 2.000 lạng. Dĩ nhiên vua nhận lời ngay. Ngài cho ngựa hạng hai đua với hạng hai của vua. Lại thua nữa. Đến đợt ba, ngài cá hẳn 6.000. Nhất định nhà vua vui lòng đánh cược. Lúc đó, ngài tung ngựa hạng nhất của mình ra. Thể nào đợt này ngựa nhất của ngài dầu dở đến đâu cũng thắng nổi con ngựa thứ bét của vua. Bù trừ qua lại, Tướng Quốc vẫn được của nhà vua ba ngàn.

Theo đúng kế đó, quả nhiên Tề Tướng Quốc đã thắng đua ngựa năm ấy. Vua Tề ngạc nhiên hỏi:

  • Mọi năm, ngựa Tướng Quốc dở hơn ngựa ta nhiều, sao năm nay khá thế?

Tướng Quốc tâu thật:

  • Đó là nhờ tôn Tẫn hiền sĩ đặt kế.
  • Một phép tính mọn đã lợi hại như thế đủ tỏ vị này rất giỏi về mưu lượ Nếu làm tướng chỉ huy quân đội hẳn phải biến hóa thần diệu, đối phương không sao chống được. Đoạn, vua Tề rước Tôn Tẫn vào triều, tôn lên làm quân sư, nhờ đó mà Tề Quốc dựng nên bá nghiệp.

Lý Đông A tiếp:

  • Nga Sô đã áp dụng chiến lược ấy mà thắng Đức. Giờ đây nếu xảy ra xung đột Việt Pháp, chắc chắn họ sẽ chỉ tung Dân Quân Tự Vệ ra làm bia đỡ đạn và để địch tiêu hao dần dần. Trong khi đó, Vệ Quốc đoàn và Cảnh vệ sẽ được chấn chỉnh dần dần. Bọn này vừa học tập vừa bảo toàn lực lượng để giữ dân.
  • Nhớ kỹ điều này, phe cộng sản họ cần quân đội để làm áp lực với dân hơn là đánh giặc.

Nói tới đây Lý Đông A dục tôi đi ngủ. Gần suốt đêm anh lui cui bên ngọn đèn dầu để đọc tập địa lý Cao Biền dầy tới ngàn trang và dầy đặc những hình tượng trưng trời đất cùng các địa huyệt, mạch chìm, mạch nổi. Người như tôi trông vào mà cũng thấy hoa mắt chẳng hiểu đâu vào với đâu. Sáng sớm hôm sau, khi thầy u tôi cho mời anh sang uống trà, anh cầm theo tập địa lý và trịnh trọng trao trả thầy u tôi:

  • Thưa các cụ chúng cháu kỳ này phải bôn tẩu nhiều, không chắc sau này còn được hân hạnh gặp cụ. Mang theo trong mình e thất lạc thì uổng mất.

Thầy u tôi phàn nàn:

  • Hoài của! Cậu không đọc biết trao ai xứng đáng bây giờ?

Lý Đông A cười:

  • Vì đọc rồi, thuộc rồi nên cháu mới gửi lại các cụ để sau này người khác còn dùng được. Biết rồi mà còn cố giữ là tham lam, ích kỷ.

Cả thầy u tôi và tôi đều kinh ngạc hỏi kỹ lại:

Lý điềm nhiên đọc những câu văn Hán trong sách rồi dịch luôn ra tiếng Việt, trong khi thầy tôi mở từng đoạn kiểm lại. Xong xuôi Lý còn ra đứng cạnh cửa sổ, chỉ tay về phía sông núi trước mặt và giảng giải về những đường khí mạch của đất chạy ngầm, chạy nổi thế nào.

Thầy tôi lắc đầu:

  • Quả thật thánh nhân giáng thế. Nhiều tay lý số giỏi vào cỡ bực thầy tôi mà nghiền ngẫm mãi cũng còn chưa hiểu gì. Nào ngờ cậu chỉ xem có một lượt đã thuộc lòng lại thấu hiểu rất sâu sắc.

Bàn giảng về sách địa lý xong, Lý Đông A trao tôi tập thơ và dặn dò:

  • Cất kỹ đi. Sau này, không còn dịp gặp nhau nữa đâu.
  • Sao lại nói gở vậy?
  • Nhiệm vụ của tôi tạm gọi là viên mãn rồi.

Tôi đã tới kỳ:

“Trở lại non sâu nhập nát bàn”

Tôi cười không đáp. Lý Đông A cũng cười, vui vẻ:

  • Lúc này cậu vẫn còn mê lý thuyết đại đồng Duy Vật của Mác Xít nên cậu chưa hiểu nổi, nhưng tôi biết trước 20 năm nữa đến người thừa kế có nhiệm vụ “Thực hiện xã hội Duy Dân” thì anh mới hiểu những lời tôi nói ngày nay.

Vẫn vẻ tươi như thường, Lý tiếp:

  • Tôi đi Hoà Bình (3) ngay ngày hôm nay. Anh em Duy Dân vùng Sơn Tây Hoà Bình nắm chính quyền nhiều chỗ. Cuộc võ trang khởi nghĩa sắp bùng nổ. Tôi không đồng ý vì họ đã nhìn vào cái lợi trước mắt. Dầu vậy tôi vẫn phải nhận lãnh trách nhiệm.

(3) Mặc dù không đồng ý với đa số về cuộc khởi nghĩa ở Hoà Bình giữa đảng Duy Dân và cộng sản, nhưng vì là thiểu số nên ông Lý Đông A đành phải theo quyết định chung, vào Hoà Bình để chỉ huy trận đánh. Trận chiến thất bại, rất nhiều đảng viên Duy Dân hy sinh. CSVN cho rằng đã giết được ông Lý trong trận này nhưng nhiều người cho biết vẫn còn gặp ông từ 1946 tới 1950, trong một buôn Mường tại vùng biên giới Việt Lào.