Tài Liệu Tham Khảo Liên Quan Đến Lý Đông A
Tóm Lược Tiểu Sử
- Lý Đông A tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, sinh ngày 10-12-1920 tại làng Bối Cầu, xã Yên Tập, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- 1928-1934: Sống ở chùa Phủ Lý Nhân tại Kim Bảng, Phủ Lý (Hà Nam). Năm 14 tuổi thi đậu Sơ học Pháp Việt.
- 1935-1936: Tại Hà Nội, chùa Quán Sứ, chùa Đồng Đắc, Thư viện Viễn Đông Bác Cổ.
- 1936: Vào Huế gặp cụ Phan Bội Châu ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Ở lại đó 25 ngày.
- 1936-1937: Trở lại Hà Nội – Hải Phòng.
- 1937-1939: Rời Hải Phòng lên núi Yên Tử, bắt đầu sơ thảo về Tư Tưởng/Quốc Sách và lập Đảng Đại Việt Duy Dân tại đây.
- 1939-1940: Tham gia Phục Quốc Quân trong vai trò Chính trị viên. Phục Quốc Quân khởi nghĩa đánh vào Lạng Sơn ngày 22-9-1940 (Phục Quốc Quân bao gồm một số nhân vật như Trần Trung Lập, Hoàng Lương, Đoàn Kiểm Điểm, Ngô Phương Chính, Nông Quốc Long).
- 1941: Chạy sang Tàu – Liễu Châu (Trường Lục quân Hoàng Phố).
- 1942-1943: Hoàn tất Việt Duy Dân Quốc Sách Đại Cương Thảo Án Toàn Pho, huấn luyện đảng viên và liên kết các lực lượng cách mạng (xem Ký Trình – 1. Tường Tam (Nguyễn), 2. Kế Tổ (Nghiêm), 3. Vũ Hồng Khanh, 4. S.H, 5. VH).
- 1943-1945: Về nước hoạt động, lập trường huấn luyện, xây dựng cán bộ và chiến khu Nga My (Ninh Bình).
- Ngày 1 tháng 1 năm 1943: Ra Tuyên Ngôn Thành Lập Tổng Đảng Bộ đảng Đại Việt Duy Dân tại Hoà Bình.
- 1945: Căn cứ Nga My bị Việt Minh Cộng Sản cho quân đến bao vây và đánh chiếm đồi, trường huấn luyện tan vỡ.
- Đầu 1946: Phe quân sự của đảng Đại Việt Duy Dân chủ trương lập chiến khu tại Hoà Bình để vừa đánh Cộng Sản, vừa đánh Pháp. Theo ông Thái Hùng B, một đảng viên Duy Dân cho biết thì ngày 12-2-1946, Hiệu Triệu Kháng Chiến được soạn thảo tại chiến khu này. Ngày 4-5-1946, chính quyền Việt Minh Cộng Sản đem quân đánh tan căn cứ Hòa Bình, nhiều đảng viên Duy Dân đã hy sinh.
- Sau thất bại Hoà Bình, cuối năm 1946, ông Lý ra lệnh giải tán Tổng Đảng Bộ.
Tài Liệu Tham Khảo
- Sacks Milton “Political Alignments of Vietnamese Nationalists” Office of Intelligence Research, Department of State, Report No. 3708 (1949).
- Tran Trong Kim “Mot Con Gio Bui” (1949).
- Cuong De “Cuoc Doi Cach Mang Cuong De” (1957).
- Hoang Nam Hung “Nam Muoi Nam Cach mang Hai Ngoai” (1958).
- Nghiem Xuan Hong “Lich Trinh Dien Tien Cua Phong Trao Quoc Gia Viet Nam” (1959).
- Gio Day “Tieu Su Ly Dong A” (1969).
- Ralph Smith “The Japanese Period in Indochina and the Coup of 9 March 1945” Journal of Southeast Asian Studies, 9, No. 2 (1978).
- Nitz Kiyoko Kurusu “Independence Without Nationalists? The Japanese and Vietnamese Nationalism during Japanese Period, 1940-45” Journal of Southeast Asian Studies, 15, No. 1 (1984).
- Hoang Van Hoan “Giot Nuoc Trong Bien Ca” (1986).
- Nguyễn Tường Bách,”Việt Nam Một Thế Kỷ Qua” (1988).
- Thai Hung B “Ly Dong A voi Cong Cuoc Cach Mang Dan Toc” (1989).
- Nguyen Tu Doa “Chu Thuyet Nhan Chu” (2000).
- Tachikawa Kyoichi “Independent Movement in Vietnam and Japanese During WWII” National Institute for Defense Studies Security Report No. 2 (2001).
- Guillemot Francois “Vietnamese Nationalist Revolutionaries and the Japanese Occupation: The case of Dai Viet Parties, 1936-46” in “Imperial Japan and National Identity in Asia, 1895-1945” Edited by Li Narangoa and Robert Cribb (2003).
- Masaya Shiraishi, ”The Vietnamese Phuc Quoc League and the 1940 Insurrection (2004).
- Pham Tuong “Nhan Vat Quoc Gia So 3 – Ly Dong A, 1920-1946” Tap chi Nguoi Dan #162 (2004).
- Trinh Ngoc Bang “Tai Sao Tai Lieu Thang Nghia Kho Hieu” (2011).
- Dinh Khang Hoat “Than The Ly Dong A” (2012).
- Doan Viet Hoat “Ly Dong A Nguyen Huu Thanh” (2014).